Tối ưu hóa tốc độ load website wordpress

12/23/2020 2:21 PM | Lập trình

Tốc độ tải trang là một chỉ số quan trọng trong thiết kế và lập trình web đặc biệt là những với những website cần chuyển đổi như website bất động sản, trang landing page,… nó không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà nó còn là chỉ số mà Google dựa vào đó để đánh giá website của bạn có thật sự tốt, thân thiện với người dùng hay không, từ đó thay đổi chỉ số xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm của Google.

1. Sử dụng themes tối ưu cho tốc độ Website WordPress.

Đừng nhìn thấy các giao diện đẹp là muốn sử dụng nó ngay, bởi chưa chắc nó tối ưu về coding cho bạn.

Trước đây mình mới học WordPress rất thường chọn các theme free có giao diện đẹp nhưng về sau nó lộ ra nhiều khuyết điểm về tốc độ tải trang, cấu trúc SEO,…

Cho nên lời khuyên của mình là bạn có thể dùng Mythemeshop để dành cho viết blog, còn đối với website bán hàng thì dùng Flatsome là chuẩn nhất.

Nếu đã nghiêm túc đầu tư cho website thì nên mua các giao diện trả phí tầm 30$-60$, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt mà các giao diện trả phí mang lại.

Như mình đang sử dụng là Thrive themes, nền tảng này thì không còn gì phải bàn thêm về tính ưu việt trong mọi hoàn cảnh của nó, nhưng nếu bạn là người mới bạn không cần dùng đến vì giá đắt và còn phải tùy biến nhiều thứ mới có được giao diện đẹp.

2. Không cài đặt plugins tràn lan

Trong quá trình làm website, bạn tham khảo web này blog nọ thấy người ta có gì cũng muốn cài theo mà không cân nhắc kĩ xem plugin đó có thật sự cần thiết hay không. Dẫn đến tình trạng có khi một website đơn giản mà gần 20-30 cái plugins thì tình trạng ì ạch là không tránh khỏi.

Mỗi một plugin được kích hoạt nó sẽ sử dụng một lượng tài nguyên từ máy chủ của bạn, nếu host hoặc VPS mạnh thì không nói nhưng nếu dịch vụ host mà bạn thuê chỉ ở mức trung bình thì rất dễ bị load chậm.

Xóa bỏ những plugin không dùng đến

Nếu đã lỡ cài dư hoặc bạn cài rồi mà không sử dụng đến, hãy deactive các plugins đó và sau đó đảm bảo delete hẳn nó khỏi database của website.

Nếu không các plugins deactived này cũng vẫn chiếm một dung lượng nhất định trong dữ liệu và có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website hoặc khu vực admin.

3. SỬ DỤNG BỘ NHỚ ĐỆM – CACHE

Trong các cách tăng tốc blog WordPress thì không thể không kể đến bước này vì nó sẽ giúp bạn giảm đến 70% gánh nặng cho máy chủ cũng như thời gian tải trang. Và nếu bạn đang dùng các host phục vụ tốt cho WordPress như AZDIGI thì lại càng nên dùng cache vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tài nguyên hơn.

Trong WordPress, có 2 plugin hỗ trợ tạo cache tốt nhất đó là:

  • WP Super Cache – Plugin tạo cache đơn giản nhưng rất tốt, thích hợp cho những ai đang sử dụng hosting thông thường.
  • W3 Total Cache – Plugin tạo cache miễn phí chuyên nghiệp nhất mọi thời đại, thích hợp cho website WordPress đang chạy trên môi trường máy chủ riêng (VPS/Dedicated Server)
  • LiteSpeed Cache – Plugin tạo cache đơn giản nhưng rất mạnh mẽ, nhờ vào hệ thống LiteSpeed Cache có hỗ trợ trên các dịch vụ hosting. Hiện tại AZDIGI có hỗ trợ LiteSpeed Cache nên các bạn có thể sử dụng plugin này.

Dĩ nhiên, bạn chỉ nên sử dụng 1 trong 3 plugin.

4. SỬ DỤNG MINIFY

Minify nghĩa là kỹ thuật gộp các file CSS và JS riêng lẻ đang có trên website của bạn thành một tập lớn để người dùng có thể tải toàn bộ nội dung về chỉ với một truy vấn duy nhất, vì trình duyệt luôn giới hạn số lượng kết nối nên website bạn quá nhiều tập tin được tải sẽ tốn thời gian lâu hơn.

Trên WordPress, bạn có thể dùng plugin Autoptimize. Cài đặt xong bạn vào Settings -> Autoptimize và  đánh dấu vào 3 tùy chọn như ảnh dưới.

Khi sử dụng Minify, hãy lưu ý rằng website của bạn có thể tải chậm hơn bình thường ở lần tải thứ nhất, và không phải theme nào cũng có thể sử dụng Minify vì trong vài trường hợp, website sẽ bị lỗi vỡ khung khi dùng minify. Lúc này bạn không nên cài nó vào nữa.

5. NÉN/GIẢM DUNG LƯỢNG HÌNH ẢNH

Nếu blog bạn hay sử dụng nhiều hình ảnh giống như mình thì không thể bỏ qua bước nén hình ảnh này để làm nhẹ blog hơn để tải nhanh hơn. Bạn có thể chọn 2 cách nén là nén trực tiếp trên máy tính và nén bằng plugin.

Về nén trực tiếp trên máy thì bạn có thể dùng phần mềm FILEMinimizer Picture.

Còn muốn nén tự động bằng plugin thì các bạn có thể dùng WP Smush.ItEWWW Image Optimizer. Sau khi cài đặt, mỗi lần upload ảnh lên nó sẽ tự động nén cho bạn. Hoặc có thể sử dụng Bulk Optimize trong phần Media để nén tất cả hình ảnh có trên host.

Update: Hoặc bạn có thể xài trang web nén giảm dung lượng mà chất lượng hình ảnh vẫn ở mức tốt websiteplanet hoặc kraken.io

Tối ưu hình ảnh cho website bằng Photoshop (resize và chỉnh quality)

Bước 1: Bạn chọn File -> Save For Web

Bấm vào Save for web

Bước 2: Chỉnh chất lượng hình ảnh và resize lại cho kích thước phù hợp với hiển thị trên website.

Sau khi tối ưu ảnh bằng PTS rồi thì ảnh của bạn có thể xấp xỉ dung lượng tầm 100kB trở lại là ổn và bạn có thể lưu ảnh lại và sử dụng ảnh đã qua chỉnh sửa để up lên website.

Những thao tác này rất dễ sử dụng ở Photoshop và bất kỳ ai cũng chỉ mất tầm 5 phút để học nó mà thôi.

Sử dụng plugin nén ảnh/ dịch vụ nén ảnh.

Nếu bạn không muốn tối ưu thủ công bằng tay như vậy thì bạn có thể sử dụng plugin nén ảnh, tuy nhiên mình vẫn thích sử dụng Photoshop hơn, lựa chọn cái nào thì tùy bạn.

Plugin nén ảnh hiện nay có rất nhiều loại tốt, thường dùng nhất là Kraken và WP Smush. Với Kraken thì bạn có thể không cần bỏ tiền mua, bạn có thể sử dụng tính năng nén ảnh free của Kraken tại đây : https://kraken.io/web-interface

Khi dùng free, bạn sẽ không có được tính năng Resize ảnh (tính năng này mình đã bày cách làm bằng PTS rồi nên bạn không cần tốn tiền cho nó) , nhưng bạn được dùng thoải mái tính năng Nén ảnh -> Lossy là cái mình khuyên dùng.

Kéo thả ảnh từ máy tính bạn qua và Kraken sẽ tối ưu lại dung lượng cho bạn. Như vậy là xong !

6. NÉN GZIP – GZIP FILE COMPRESSION

Không cần làm nếu đã dùng WP Super Cache hoặc W3 Total Cache.

Nén Gzip sẽ làm giảm thiểu tối đa thời gian phản hồi bằng cách giảm dung lượng tải về từ giao thức HTTP.  Nó có thể nén các thành phần tĩnh trên website như CSS, Javascript, HTML nhưng trên lý thuyết và 1 số trường hợp, nó có thể làm việc cùng với XML và JSON. Các thành phần khác như hình ảnh, tài liệu PDF..v.v..có thể không cần sử dụng gzip vì bản thân nó đã được nén sẵn.

Đối với máy chủ Apache

Nếu bạn dùng host thông thường thì dĩ nhiên host của bạn sẽ thuộc loại Apache Webserver, do vậy bạn sẽ cần chèn đoạn sau vào file .htaccess ngoài thư mục gốc của website.

<ifModule mod_gzip.c>

mod_gzip_on Yes

mod_gzip_dechunk Yes

mod_gzip_item_include file .(html?|txt|css|js|php|pl)$

mod_gzip_item_include handler ^cgi-script$

mod_gzip_item_include mime ^text/.*

mod_gzip_item_include mime ^application/x-javascript.*

mod_gzip_item_exclude mime ^image/.*

mod_gzip_item_exclude rspheader ^Content-Encoding:.*gzip.*

</ifModule>

Đối với máy chủ Nginx

Nếu máy chủ của bạn đang sử dụng Nginx Webserver thì chèn đoạn sau vào file cấu hình domain trong NGINX.

gzip on;
gzip_comp_level 2;
gzip_http_version 1.0;
gzip_proxied any;
gzip_min_length 1100;
gzip_buffers 16 8k;
gzip_types text/plain text/html text/css application/x-javascript text/xml application/xml application/xml+rss text/javascript;

# Disable for IE < 6 because there are some known problems
gzip_disable "MSIE [1-6].(?!.*SV1)";

# Add a vary header for downstream proxies to avoid sending cached gzipped files to IE6
gzip_vary on;

7. SỬ DỤNG BROWSE CACHING

Không cần làm nếu đã dùng WP Super Cache hoặc W3 Total Cache.

Hãy tưởng tượng như thế này, khi bạn vào một website bất kỳ thì trình duyệt phải bắt buộc tải về tất cả thành phần có trong một website để có thể phân tích và hiển thị nó. Và mỗi lần truy cập trình duyệt đều cần phải làm công việc này, khá mất thời gian nếu bạn thường xuyên vào một website nào đó.

Vậy giải pháp Browse Caching có nghĩa là nó sẽ tạo ra bản bộ nhớ đệm của một website và lưu nó vào máy, kể từ các lần truy cập sau trình duyệt sẽ mang dữ liệu trong bộ nhớ đệm này ra thực thi mà không cần phải tải lại một lần nào nữa.

Đối với máy chủ Apache

Apache sẽ đảm nhận chức năng này với 2 module mod_expires và mod_headers.

Để kích hoạt nó bạn chèn đoạn nội dung sau vào file .htaccess

## EXPIRES CACHING ##

<IfModule mod_expires.c>

ExpiresActive On

ExpiresByType image/jpg "access plus 1 month"

ExpiresByType image/jpeg "access plus 1 month"

ExpiresByType image/gif "access plus 1 month"

ExpiresByType image/png "access plus 1 month"

ExpiresByType text/css "access plus 1 month"

ExpiresByType application/pdf "access plus 1 month"

ExpiresByType text/x-javascript "access plus 1 month"

ExpiresByType application/x-shockwave-flash "access plus 1 month"

ExpiresByType image/x-icon "access plus 1 year"

ExpiresDefault "access plus 2 days"

</IfModule>

## EXPIRES CACHING ##

Đối với máy chủ Nginx

Chèn đoạn sau vào file cấu hình domain.

location ~* .(ogg|ogv|svg|svgz|eot|otf|woff|mp4|ttf |css|rss|atom|js|jpg|jpeg|gif|png |ico|zip|tgz|gz|rar|bz2|doc|xls |exe|ppt|tar|mid|midi|wav|bmp|rtf)$ {

       expires max; log_not_found off; access_log off;

}

8. TIẾT KIỆM DUNG LƯỢNG MYSQL DATABASE

Các bạn cũng biết là bây giờ WordPress có thêm tính năng tự động lưu các bản nháp bài viết sau mỗi thời gian nhất định. Điều này có thể rất tiện dụng cho bạn nhưng nó lại làm kích thước cơ sở dữ liệu của bạn phình to ra nếu như các bạn không thường xuyên dọn dẹp nó. Còn nếu bạn lười dọn dẹp thì tắt nó luôn cho lành.

Khai báo đoạn code này trong file wp-config.php

01

define('WP_POST_REVISIONS', false );

9. TỐI ƯU DATABASE

Trong một thời gian dài, database của bạn sẽ sinh ra một số thành phần rác được lưu vào đó sau mỗi lần thực thi lệnh từ máy chủ. Vì vậy không có gì quý hơn là hãy chủ động dọn dẹp nó sau một thời gian nhất định. Mình thường dọn database khoảng 1 tuần 1 lần. Bạn có thể sử dụng các plugin sau đây để dọn dẹp database:

Ngoài ra, có một lưu ý là khi bạn cài plugin bất kỳ vào thì nó sẽ tự động sinh ra một cột dữ liệu trong table wp_options, nhưng khi tháo plugin ra thì các cột dữ liệu này vẫn giữ nguyên. Vì vậy mỗi lần tháo plugin, tốt nhất bạn nên dùng thêm plugin WP Options Editor để xóa các cột dữ liệu không còn sử dụng.

10. SỬ DỤNG CDN – CONTENT DEVILERY NETWORK

CDN là viết tắt của Content Delivery Network, đây được xem là một cách thức tạo ra nhiều điểm truy cập ngoài server chủ.

Nếu blog bạn có nhiều hình ảnh, video, bla bla…thì sử dụng CDN là cách để cải thiện tốc độ cũng như giảm tải cho máy chủ tốt nhất. Một số nhà cung cấp CDN trả phí tốt nhất hiện nay là:

Nhưng thông thường các dịch vụ CDN luôn có giá hơi đắt, thích hợp sử dụng trên các blog lớn hoặc website quy mô tầm trung trở lên. Nếu bạn muốn dùng CDN miễn phí, hãy cài đặt CloudFlare vào website của bạn là có ngay CDN miễn phí.

Ví dụ dịch vụ lưu trữ của bạn được đặt tại Singapo, khi những người dùng truy cập vào từ vị trí Việt Nam thì các data center trên toàn thế giới sẽ xác định điểm truy cập gần nhất với người dùng và sau đó gửi dữ liệu tới, với cơ chế hoạt động không phụ thuộc vào máy chủ gốc của bạn nên CDN giúp tăng tốc độ load website rất nhanh.

CDN có nhiều công dụng trong việc tối ưu tốc độ, nhưng ở phạm vi bài này mình chỉ nói đến việc cài đặt CDN cho hình ảnh mà thôi.

Để cài đặt CDN đơn giản nhất thì bạn nên sử dụng plugin: Flying Images by WP Speed Matters – đây là một plugin được phát triển miễn phí, nếu bạn yêu thích nó thì có thể ủng hộ tác giả một ly caffee nhé.

Sau khi cài đặt xong, bạn hãy chọn “Enable CDN” trong tab CDN lên là được.

Đây là address của hình ảnh trên website mà mình đã cài: https://cdn.statically.io/img/domain.com/wp-content/uploads/2020/02/kem-che-khuyet-diem-tot.jpg?w=1200&quality=70

Nếu kiểm tra lại address của hình ảnh mà có cấu trúc như trên thì bạn đã cài đặt CDN cho hình ảnh thành công rồi.

11. SỬ DỤNG KỸ THUẬT ASYNC CHO JAVASCRIPT

Async nghĩa là kỹ thuật tải không đồng bộ, tức là các file Javascript sẽ không tải ngay khi trình duyệt vừa mở mà sẽ chỉ bắt đầu tải khi trình duyệt đã tải xong các thành phần khác trong website. Để áp dụng kỹ thuật Async trong website, bạn có thể dùng CloudFlare để tùy chỉnh nếu bạn có đang dùng nó.

12. Sử dụng tính năng trích đoạn/thu gọn.

Nếu bạn không tùy chỉnh gì thì mặc định WordPress sẽ hiển thị toàn bộ nội dung bài viết + hình ảnh trong bài ra ngoài trang chủ (Homepage) và trang lưu trữ (Archives Page). Điều này sẽ khiến cho Homepage, Tags Page, Categories Page và những trang Archives khác của bạn bị load rất chậm và giảm trải nghiệm người dùng trên site một cách đáng kể.

Tùy vào từng Themes mà bạn đang sử dụng sẽ có mục Themes Options để bạn tùy chỉnh lại phần Post Excerpts hiển thị theo ý muốn. Với Setting chung thì bạn có thể vào Setting -> Reading -> Summary thay vì Full Text.

Tuy nhiên ở blog kiemtiencenter của mình, mình lại chọn để 1 bài full text, các bài còn lại để summary để làm nổi bật lên bài đầu tiên (vì bài này khá quan trọng cho các bạn newbie)

Không upload trực tiếp nhạc hay video lên host

Để bài viết của bạn có video mà bạn muốn người đọc xem, bạn có thể upload nó trực tiếp lên website thông qua việc Add Media và nó sẽ được hiển thị dưới dạng HTML5.

Nhưng câu hỏi đặt ra: Tại sao bạn lại up lên host khi đã có sẵn rất nhiều các platform up nhạc, video khác, chẳng hạn như Youtube, Vimeo,…?

Khi upload trực tiếp, site của bạn rất dễ gặp 1 số vấn đề như :

  • Up không được, host báo quá tải, video dung lượng quá to.
  • Up được một cái video, xong gói host hết dung lượng luôn.
  • Lỗi không hiển thị được Video do vấn đề về định dạng nào đó của việc tải video về máy rồi upload lên host trực tiếp.

Youtube là 1 platform tạo bởi Google chuyên dành cho up video, và có hỗ trợ mã embed code để bạn nhúng vào khung soạn thảo wordpress rất dễ dàng. Có vài lựa chọn cho bạn làm được điều này:

Sử dụng Shortcode hỗ trợ responsive video

Chỉ cần chọn shortcode đó, nó sẽ hiển thị chỗ cho bạn dán link URL của video Youtube/Vimeo/Dailymotion, bạn copy paste cái URL bỏ qua là xong hết ! Ví dụ như cái ThriveShortcode của mình:

 

Nhúng mã embed code của Youtube vào phần text của khung soạn thảo.

Cách này thì bạn không cần cài gì thêm, chỉ cần vào Youtube, mở Video bạn đang muốn đưa vào website, chọn Share -> Embed rồi copy mã quay lại khung soạn thảo bài viết trên WordPress ->Mở qua tab Text (thay vì Visual) sau đó dán paste đoạn embed code đó vào là xong.

Sử dụng bộ nhớ đệm – Cache plugins.

Sử dụng bộ nhớ đệm giúp tăng tốc tốc độ tải trang cho website của bạn.

Cơ chế hoạt động của các plugin này đó là lưu lại cache cho những traffic đã vào site bạn, từ đó giúp tốc độ tải trang cho những lần truy cập sau của người đó nhanh chóng hơn rất nhiều.

Những plugins Cache khuyên dùng đó là :

Trong đó W3 Total Cache phổ biến nhất và khá nhiều bài hướng dẫn đã có trên mạng rồi.

WP Rocket nếu bạn có điều kiện kinh tế để sử dụng thì nó gần như là 1 sự lựa chọn khá tốt, vì cấu hình không phức tạp như W3 Total Cache, rất dễ sử dụng. Nhưng đây là plugin trả phí chỉ dành cho bạn nào có điều kiện.

13. Chia các lượt bình luận thành từng trang

Nếu các bài viết trên website bạn đang có 100 lượt bình luận thì mỗi lần tải bài viết sẽ rất chậm do phải tải luôn các phần bình luận đó.

Có hơn 190 lượt bình luận và gây ảnh hưởng đến việc tải website

Để tránh việc tải chậm do bình luận thì bạn nên chia các bình luận ra từng trang, ví dụ mỗi lần chỉ hiển thị 10 bình luận và ai muốn xem thêm các bình luận thì hãy nhấn nút “xem thêm”.

Việc chia các bình luận thành từng trang là không khó, bạn hãy nhấn vào “thảo luận” và chọn đến mục “chia phản hồi thành nhiều trang…” như hình bên dưới.

14. Giảm thiểu bản lưu trữ bài viết (revision)

Mặc định khi bạn dùng WordPress để viết bài thì nó sẽ lưu lại các bản thảo (revision), đây là một tính năng khá hữu ích nhưng đôi khi chúng ta lại không để ý rằng nó sẽ làm ảnh hưởng tốc độ load website.

Nếu bạn truy cập vào domain.com/wp-admin mà thấy chậm thì nguyên nhân là do server phải tải luôn cả những bản nháp này.

Mặc dù không ảnh hưởng tới tốc độ website khi người dùng truy cập nhưng nó cũng chiếm dung lượng và ảnh hưởng tới người quản trị web, nên mình sẽ hướng dẫn bạn giới hạn bản lưu trữ lại.

Để tùy chỉnh lại số lượt lưu trữ bản thảo thì bạn cần phải vào File Manager -> file config.php.

Hãy mở file config.php lên và thêm đoạn code sau:

define( ‘WP_POST_REVISIONS', 3 );

Đoạn code này sẽ giới hạn việc lưu bản soạn thảo cũ lại là 3 bản cho mỗi bài viết, bạn có thể thay đổi số 3 thành một con số khác tùy ý mà bạn muốn.

15. Sử dụng phiên bản PHP mới nhất hiện tại

Bạn nên cập nhật phiên bản pHp lên bản mới nhất, đây được xem là phiên bản pHp có hiệu suất cao và hỗ trợ nhiều hơn về mọi mặt trong đó có cả hỗ trợ về việc tăng tốc tải website.

Đây là ảnh phân tích hiệu suất và sự vượt trôi của các phiên bản pHp hiện nay

Để thay đổi phiên bản pHp hiện tại thì bạn hãy truy cập vào Cpanel và tìm đến mục Select PHP version nhé.

Tìm tới Select PHP version

Tiếp đến, bạn chỉ cần lựa chọn phiên bản PHP 7.4 rồi lưu lại là được.

Trong trường hợp sau khi bạn thay đổi phiên bản PHP mà quay lại website bị lỗi và không truy cập được thì nguyên nhân là do một vài plugin trong website đang không tương thích với phiên bản PHP 7.4, bạn chỉ cần xoá những plugin không tương thích này đi là được.

16. Loại bỏ các code bên thứ 3

Một số loại liên kết từ Google hoặc từ Facebook cài vào website khiến cho việc load website chậm đi rất nhiều.

Ý mình không phải là bạn bỏ đi hết những thứ liên kết từ social mà thay vào đó bạn nên lựa chọn hiển thị như thế nào để không bị ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Nếu như bạn dùng plugin để tạo ô chát với Fanpage trên website như hình dưới đây thì đừng nên dùng plugin.

Hãy chèn code trực tiếp vào bên dưới thẻ body trong file header.php là được.

Việc cài đặt trực tiếp vào file như thế sẽ giảm thời gian tải website so với cài thông qua plugin Facebook chat customer.

Ngoài ra đối với những định dạng như Google map thì bạn chỉ nên để 1 bức ảnh chụp vị trí của cửa hàng hoặc doanh nghiệp bạn lên rồi chèn link vào thôi, chứ đừng để nguyên dòng code hiển thị Google map ra, nó ảnh hưởng khá lớn tới việc tải trang đấy.

Bài viết liên quan: Tối ưu hóa tốc độ load website asp.net

Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn trên mạng.

Tin tức khác

  • Tạo chatbot với CHAT GPT sử dụng C#

    Tạo chatbot với CHAT GPT sử dụng C#

    Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ đi sâu vào quá trình xây dựng chatbot bằng ChatGPT và C#. Chúng tôi sẽ đề cập đến mọi thứ, từ thiết lập quyền truy cập API ChatGPT đến triển khai chatbot của bạn. Bắt đầu nào!

  • Remote SQL Server. Cách mở port 1433 để kết nối với sqlserver từ xa.

    Remote SQL Server. Cách mở port 1433 để kết nối với sqlserver từ xa.

    Hiện nay nhiều người có xây dựng cơ sở dữ liệu trên server và kết nối tới để làm việc cho tiện. Nên mình chia sẻ bài viết này cho người mới nhé.

  • Sự khác nhau giữa Application, Virtual Direction và Site. Cách tạo 1 Virtual Direction.

    Sự khác nhau giữa Application, Virtual Direction và Site. Cách tạo 1 Virtual Direction.

    Trong IIS, bạn có thể tạo các trang web, ứng dụng và thư mục ảo để chia sẻ thông tin với người dùng qua Internet, mạng nội bộ hoặc mạng phụ. Mặc dù các khái niệm này đã tồn tại trong các phiên bản trước của IIS, một số thay đổi trong IIS 7 trở lên ảnh hưởng đến định nghĩa và chức năng của các khái niệm này. Quan trọng nhất, các trang web, ứng dụng và thư mục ảo giờ đây hoạt động cùng nhau theo mối quan hệ phân cấp như những khối xây dựng cơ bản để lưu trữ nội dung trực tuyến và cung cấp dịch vụ trực tuyến.

  • Design pattern là gì? Tại sao nên sử dụng Design pattern?

    Design pattern là gì? Tại sao nên sử dụng Design pattern?

    Design pattern là các giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, được tái sử dụng cho các vấn đề phổ biến trong thiết kế phần mềm mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày. Đây là tập các giải pháp đã được suy nghĩ, đã giải quyết trong tình huống cụ thể.

  • CDN là gì? Khi nào thì cần xài CDN cho website

    CDN là gì? Khi nào thì cần xài CDN cho website

    Thuật ngữ CDN có thể bạn sẽ bắt gặp khá nhiều bài viết trên thachpham.com, hoặc khi bạn cần một người có kinh nghiệm tư vấn giải pháp tiết kiệm băng thông máy chủ và tăng tốc độ website đều sẽ được nghe tư vấn là sử dụng CDN. Vậy CDN chính xác là cái gì, có bao nhiêu loại CDN, và website của bạn có thích hợp để sử dụng CDN không thì bài này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết đó.

  • Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?

    Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?

    Môi trường internet phát triển, kéo theo tội phạm mạng tăng cao, vì thế cần có những chuẩn bảo mật web cao hơn. Đó là lí do giao thức HTTPS dần thay thế hoàn toàn HTTP. Vậy, giao thức HTTPS là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào? Và tại sao các website nên dùng HTTPS thay vì HTTP? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc đó.

  • Tích hợp zalo vào website.

    Tích hợp zalo vào website.

    Nếu bạn là một người có website bán hàng thì việc liên hệ thuận lợi nhanh cho khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Cũng chính vì lí dó này mình đã tìm hiểu sau khi chèn cho website của mình. Thấy hay nên chia sẻ cho mọi người có nhu cầu.