Nếu bạn là một người có website bán hàng thì việc liên hệ thuận lợi nhanh cho khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Cũng chính vì lí dó này mình đã tìm hiểu sau khi chèn cho website của mình. Thấy hay nên chia sẻ cho mọi người có nhu cầu.
Thêm Zalo vào website sẽ giúp khách hàng Việt Nam dễ dàng tương tác với bạn, vì hầu như bây giờ ai cũng có ít nhất 1 tài khoản Zalo. Thêm nút chat Zalo cho website với tài khoản Official Account thì đã Zalo đã có hỗ trợ, nhưng mình sẽ hướng dẫn luôn trong bài viết. Còn thực tế thì đa số người bán hàng tại Việt Nam vẫn chưa quen dùng Zalo OA, các bạn thường dùng Zalo cá nhân để tư vấn cho khách hàng, vì thế mình sẽ hướng dẫn cách thêm nút chat Zalo cá nhân vào website cực đẹp trong này bài viết này.
1. Tạo nút chat zalo bằng tài khoản cá nhân cho website
Đây là nút chat Zalo cho website do Lucid Gen code ra. Có gì hot ở nút này.
Desktop là ra link https://chat.zalo.me/?phone=SĐT bấm vào là chat liền (Link zalo.me trên desktop không chat được đâu nhé).
Mobile là link https://zalo.me/SĐT bấm vào tự động mở ứng dụng Zalo và chat liền.
Hiệu ứng vòng tròn lan tỏa đẹp mắt, thu hút sự chú ý.
Rê chuột vào icon tự nhảy thành chữ “Chat ngay”.
Có bong bong ghi chữ “Chat hỗ trợ”, bạn có thể đổi thành số điện thoại cũng được.
Hãy thay số điện thoại của bạn vào chổ SĐT_Của_Bạn trong đoạn code này. Sau đó thêm vào website của bạn và tận hưởng.
Lưu ý: Bạn cần đổi số điện thoại 2 lần trong đoạn code trên nhé, 1 lần là desktop 1 lần là mobile đấy. Không để ý kỹ dễ quên lắm.
Mình cũng thêm vào để chụp ảnh cho bạn xem nút chat Zalo cho website của mình đẹp như nào. Màu sắc và icon đậm chất Zalo rồi, còn hiệu ứng lan tỏa nữa.
2. Cách chèn Zalo OA cho website
Để lấy code chat Zalo OA cho website bạn vào trang developers.zalo.me/docs/social/zalo-chat-widget. Lưu ý là tài khoản OA của bạn phải đang hoạt động nhé, nếu đang xét duyệt hoặc bị khóa thì không chọn được đâu.
Sau đó bạn chọn đúng tài khoản OA của bạn rồi nhấp vào nút Lấy mã. Phần Witdth (chiều ngang) và height (chiều dọc) khi mở hộp chat bạn cứ để mặc định vì Zalo họ cũng canh sẵn đẹp rồi.
Bạn copy đoạn code chat Zalo OA này để dán vào website nhé. Theo hướng dẫn trên của bài viết.
Đây là nút chat của Zalo OA cho website, nó cũng có hiệu ứng lan tỏa màu đỏ.
Khi nhấp icon chat Zalo OA thì sẽ mở ra hộp chat trực tuyến như thế này. Nhưng người dùng phải đang đăng nhập Zalo trên website mới chat được nhé.
Cách thêm nút chat Zalo vào website
Dù nút chat Zalo cá nhân hay chat Zalo OA thì cách thêm code vào website đều như nhau. Ở đây mình hướng dẫn cho 2 nền tảng phổ biến nhất là LadiPage và WordPress nhé.
Thêm chat Zalo vào website với Ladipage
Bạn vào chỉnh sửa LadiPage, nhấp vào Thiết lập và chọn Mã Javascipt/CSS. Sau đó bạn thêm code chat Zalo vào phần Body rồi lưu và Xuất bản nhé.
Thêm chat Zalo vào website với WordPress
Đối với WordPress bạn cần cài plugin Insert Headers and Footers để có thể thêm bất cứ code gì vào, kể cả nút chat Zalo.
Sau đó bạn vào Cài đặt > Insert Headers and Footers rồi dán code vào ô Body, sau đó nhấp nút lưu ở dưới.
Sử dụng React Hook Form thay vì tự viết các hàm validate thủ công mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc quản lý form trong ứng dụng React. Dưới đây là một số lợi ích chính của React Hook Form:
Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ đi sâu vào quá trình xây dựng chatbot bằng ChatGPT và C#. Chúng tôi sẽ đề cập đến mọi thứ, từ thiết lập quyền truy cập API ChatGPT đến triển khai chatbot của bạn. Bắt đầu nào!
Trong IIS, bạn có thể tạo các trang web, ứng dụng và thư mục ảo để chia sẻ thông tin với người dùng qua Internet, mạng nội bộ hoặc mạng phụ. Mặc dù các khái niệm này đã tồn tại trong các phiên bản trước của IIS, một số thay đổi trong IIS 7 trở lên ảnh hưởng đến định nghĩa và chức năng của các khái niệm này. Quan trọng nhất, các trang web, ứng dụng và thư mục ảo giờ đây hoạt động cùng nhau theo mối quan hệ phân cấp như những khối xây dựng cơ bản để lưu trữ nội dung trực tuyến và cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Design pattern là các giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, được tái sử dụng cho các vấn đề phổ biến trong thiết kế phần mềm mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày. Đây là tập các giải pháp đã được suy nghĩ, đã giải quyết trong tình huống cụ thể.
Thuật ngữ CDN có thể bạn sẽ bắt gặp khá nhiều bài viết trên thachpham.com, hoặc khi bạn cần một người có kinh nghiệm tư vấn giải pháp tiết kiệm băng thông máy chủ và tăng tốc độ website đều sẽ được nghe tư vấn là sử dụng CDN. Vậy CDN chính xác là cái gì, có bao nhiêu loại CDN, và website của bạn có thích hợp để sử dụng CDN không thì bài này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết đó.
Môi trường internet phát triển, kéo theo tội phạm mạng tăng cao, vì thế cần có những chuẩn bảo mật web cao hơn. Đó là lí do giao thức HTTPS dần thay thế hoàn toàn HTTP. Vậy, giao thức HTTPSlà gì? HTTP và HTTPSkhác nhau như thế nào?Và tại sao các website nên dùng HTTPSthay vì HTTP? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc đó.