TẠI SAO GIỚI LẬP TRÌNH THÙ GHÉT INTERNET EXPLORER?

9/16/2020 2:42 PM | Lập trình

Nhân dịp Microsoft ra mắt Window 10, khai tử IE và khai sinh trình duyệt Edge, mình viết bài này như một bài văn phúng điếu cho cuộc đời “lên voi xuống chó” của IE.

Ngày xửa ngày xưa, có 1 trình duyệt tuyệt dzời tên là IE…

IE bị mang tiếng là một trình duyệt chậm chạp, lạc hậu và nhiều lỗi. Thế nhưng không ai biết, nó từng có một quá khứ huy hoàng, mở đường cho bao nhiêu sáng tạo trên nền Web.

  • 1996 – IE3: IE3 là trình duyệt đầu tiên hỗ trợ CSS (Ghê chưa :o), ActiveX control, Java applet.
  • 1997 – IE4: Ra mắt một engine render siêu nhanh. Hỗ trợ HTML động, Javascript có thể xử lý, chỉnh sửa HTML. IE4 còn cross-platform, chạy được trên Mac OS, Solaris và Windows.
  • 1999 – IE5: Microsoft đã phát minh ra Ajax (Ngạc nhiên chưa :o). Phiên bản này đã giới thiệu XMLHttpRequest trong Javascript, công nghệ nền tảng cho Ajax ngày nay.

Giai đoạn 1996-1999, IE đã thổi một làn gió mới vào nền tảng Web. Để cạnh tranh với Netscape, các phiên bản IE ngày càng nhanh, nhiều chức năng và ổn định hơn, trở thành trình duyệt dẫn đầu thị trường. Thế rồi, đời ai học được chữ ngờ ….

Khi Microsoft ngủ quên trên chiến thắng

Một ngày đẹp trời nọ, Microsoft quyết định tích hợp IE làm trình duyệt mặc định cho Windows, nhằm hất cẳng Netscape khỏi cuộc chiến trình duyệt. Người dùng không thể gỡ bỏ IE, cảm thấy Microsoft chơi xấu và dần dần ghét Microsoft. Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đây.

  • Ngủ quên trên chiến thắng: Năm 2001, với sự ra mắt của IE6, IE đã chiếm lĩnh 95% thị phần trình duyệt Web. Không còn đối thủ cạnh tranh, các lập trình viên IE chẳng còn gắng sức cải thiện và phát triển IE nữa (Thế mới buồn). IE không được nâng cấp gì trong vòng 5 năm, kể cả sau khi Firefox ra đời.
  • Hậu quả của “sáng tạo”: Microsoft đã cố gắng bổ sung vô số chức năng và IE, cái giá phải trả là trình duyệt này không đáp ứng được nhiều chuẩn trong nền tảng Web. Khi IE còn độc bá thị trường, các chuẩn này không quan trọng lắm. Khi FF và Chrome nhảy vào cuộc chơi, điểm yếu của IE bắt đầu lộ rõ.
  • Chậm chạp và cứng nhắc: IE6 bị bỏ bê với vô số lỗi cùng lỗ hổng bảo mật không được sửa. Mãi đến 6 năm sau, IE7 mới ra đời, thêm 1 số chức năng nho nhỏ, vẫn không đáp ứng chuẩn, và chỉ tạo thêm việc cho developer. Gần 3 năm sau, IE8 ra đời, có thể xem nó là một trình duyệt kha khá. Tuy nhiên, lúc này, đa số mọi người đã rục rịch chuyển qua FF hoặc Chrome hết cả rồi.

Lý do dân lập trình thù ghét IE

  • Làm việc với IE là một cực hình: Hãy tưởng tượng, bạn phải code/design 1 trang web. Bạn bỏ 1 tiếng đồng hồ để test trên FF, Chrome, Safari, tất cả đều chạy ok. Bạn mở trang web đó trên IE6, IE7 và web “bể banh xác”. Bạn phải mất 1 tiếng để fix cho web chạy ok trên IE7, rồi mất thêm 1 tiếng nữa để fix trên IE6. Lý do đã nói phía trên, IE không tuân theo 1 số chuẩn của nền tảng web. Bạn phải tốn gấp 3 thời gian để hoàn thành công việc, vì 2 cái trình duyệt “khốn khiếp”. Là một lập trình viên, liệu bạn có “thích” IE nổi không?
  • IE ở khắp mọi nơi: Cách đây mấy năm, hầu như các máy tính đều xài IE, một số trang web chỉ chạy được với IE. IE lại còn nằm chình ình trong Windows, không gỡ bỏ được. Việc bị ép buộc dùng IE mọi lúc mọi nơi làm cho IE “xưa đã bị ghét nay còn bị ghét hơn”.

Tương lai nào cho IE

Mặc dù các bản IE10, IE11 chạy khá nhanh, tuân theo các chuẩn trên Web, IE vẫn bị người dùng thờ ơ lạnh nhạt. Trước tình cảnh này, Microsoft đã “thí quân giữ tướng”, khai tử IE và khai sinh trình duyệt Spartan (Sau này nó cũng chìm nghỉm luôn). Thị phần trình duyệt đã gần như bị Chrome và Firefox chiếm giữ.

Cũng phải khen lại Microsoft một tí. Với phiên bản Windows 10, Microsoft vừa giới thiệu trình duyệt Microsoft Edge mới, với lời quảng cáo “Nhanh hơn Chrome”. Mình có dùng thử thì thấy giao diện khá đẹp, rất nhanh. Hi vọng rằng Edge có thể lấy lại được hào quang đã mất của bậc đàn anh IE xưa kia.

Tác giả: Phạm Huy Hoàng

Tin tức khác

  • Tạo chatbot với CHAT GPT sử dụng C#

    Tạo chatbot với CHAT GPT sử dụng C#

    Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ đi sâu vào quá trình xây dựng chatbot bằng ChatGPT và C#. Chúng tôi sẽ đề cập đến mọi thứ, từ thiết lập quyền truy cập API ChatGPT đến triển khai chatbot của bạn. Bắt đầu nào!

  • Remote SQL Server. Cách mở port 1433 để kết nối với sqlserver từ xa.

    Remote SQL Server. Cách mở port 1433 để kết nối với sqlserver từ xa.

    Hiện nay nhiều người có xây dựng cơ sở dữ liệu trên server và kết nối tới để làm việc cho tiện. Nên mình chia sẻ bài viết này cho người mới nhé.

  • Sự khác nhau giữa Application, Virtual Direction và Site. Cách tạo 1 Virtual Direction.

    Sự khác nhau giữa Application, Virtual Direction và Site. Cách tạo 1 Virtual Direction.

    Trong IIS, bạn có thể tạo các trang web, ứng dụng và thư mục ảo để chia sẻ thông tin với người dùng qua Internet, mạng nội bộ hoặc mạng phụ. Mặc dù các khái niệm này đã tồn tại trong các phiên bản trước của IIS, một số thay đổi trong IIS 7 trở lên ảnh hưởng đến định nghĩa và chức năng của các khái niệm này. Quan trọng nhất, các trang web, ứng dụng và thư mục ảo giờ đây hoạt động cùng nhau theo mối quan hệ phân cấp như những khối xây dựng cơ bản để lưu trữ nội dung trực tuyến và cung cấp dịch vụ trực tuyến.

  • Design pattern là gì? Tại sao nên sử dụng Design pattern?

    Design pattern là gì? Tại sao nên sử dụng Design pattern?

    Design pattern là các giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, được tái sử dụng cho các vấn đề phổ biến trong thiết kế phần mềm mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày. Đây là tập các giải pháp đã được suy nghĩ, đã giải quyết trong tình huống cụ thể.

  • CDN là gì? Khi nào thì cần xài CDN cho website

    CDN là gì? Khi nào thì cần xài CDN cho website

    Thuật ngữ CDN có thể bạn sẽ bắt gặp khá nhiều bài viết trên thachpham.com, hoặc khi bạn cần một người có kinh nghiệm tư vấn giải pháp tiết kiệm băng thông máy chủ và tăng tốc độ website đều sẽ được nghe tư vấn là sử dụng CDN. Vậy CDN chính xác là cái gì, có bao nhiêu loại CDN, và website của bạn có thích hợp để sử dụng CDN không thì bài này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết đó.

  • Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?

    Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?

    Môi trường internet phát triển, kéo theo tội phạm mạng tăng cao, vì thế cần có những chuẩn bảo mật web cao hơn. Đó là lí do giao thức HTTPS dần thay thế hoàn toàn HTTP. Vậy, giao thức HTTPS là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào? Và tại sao các website nên dùng HTTPS thay vì HTTP? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc đó.

  • Tích hợp zalo vào website.

    Tích hợp zalo vào website.

    Nếu bạn là một người có website bán hàng thì việc liên hệ thuận lợi nhanh cho khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Cũng chính vì lí dó này mình đã tìm hiểu sau khi chèn cho website của mình. Thấy hay nên chia sẻ cho mọi người có nhu cầu.