Tại sao phải đọc sách

9/25/2020 10:07 AM | Cuộc sống

Tất cả những người thành công trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có 1 thói quen sở thích chính là đọc sách. Họ cũng khuyên chúng ta hãy đầu tư vào bản thân và đọc thật nhiều sách. Vậy sách đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Mà ai cũng khuyên nên đọc.

Ðọc sách là một sinh hoạt lâu đời của con người. Nếu chúng ta hàng ngày phải ăn uống để sống thì sách có thể coi như là món ăn tinh thần, không có nó thì tinh thần sẽ trở nên tiều tụy, nghèo nàn. Vì sách chính là nơi chứa đựng cả đời sống trí tuệ và tình cảm của cả nhân loại từ thời thượng cổ đến giờ.

Khi nhân loại còn thô sơ, chưa có chữ viết, thì con người đã có nhu cầu ghi lại những cảnh tượng quanh mình. Ngày nay người ta đã tìm thấy vô số hang động có những hình vẽ trên vách đá của con người thời tiền sử diễn tả cảnh sinh hoạt của thời xa xưa ấy như săn bắt thú, nhảy múa bên đống lửa v.v... Ðó chính là những “trang sách” đơn sơ nhất mà con người đã “viết” về cuộc sống của mình, nhờ đó chúng ta có thể hình dung phần nào về sự sống của tổ tiên rất xa của chúng ta.

Thời thượng cổ, con người nhiều nơi trên thế giới đã có chữ viết riêng của mình, nhưng chưa có giấy nên phải viết trên nhiều vật liệu khác nhau. Người Ai Cập cổ từ 3000 năm trước công nguyên đã viết chữ lên một vật liệu gọi là papyrus, được dệt từ cây papyrus, do đó tiếng Anh mới có chữ paper, tiếng Pháp chữ papier để chỉ giấy. Vùng Âu châu thì dùng da cừu, da bê để viết chữ. Bên Trung Hoa trước khi giấy được sáng chế ra khoảng đầu công nguyên thì người ta viết chữ lên thẻ tre hay lụa. Ấn Ðộ thì dùng một loại lá gọi là lá bối, hơi giống như lá cây cọ, để viết các bộ kinh Phật.

Trung Hoa là nước đầu tiên phát minh ra giấy, biến chế từ sợi bông vải, và vì người Tàu giấu nghề nên mãi sáu trăm năm sau người Cao Ly rồi Nhật Bản mới biết làm giấy, còn phương Tây thì mãi đầu thiên niên kỷ thứ hai mới học được kỹ thuật này.

Ðời sống càng ngày phong phú thì nhu cầu viết xuống những gì con người suy nghĩ và cảm nhận từ cuộc sống và thế giới càng nhiều. Nhiều thế kỷ đã trôi qua khi sách ngự trị thế giới, con người ngày càng ham mê đọc sách, có người trở thành ghiền, hễ có thì giờ rảnh là ôm lấy cuốn sách mà nghiền ngẫm. Sách giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, nhìn vào nội tâm cũng như nhìn ra thế giới. Quả thực sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cá nhân cũng như đời sống xã hội của con người.

Thế mà ngày nay, trong sự phát triển những phương tiện thông tin điện tử, từ máy phát thanh, rồi đến truyền hình, rồi computer và internet, con người trở nên lơ là việc đọc sách rất nhiều. Lượng thông tin và giải trí qua âm thanh và hình ảnh ngày càng trở nên quá dồi dào và lại cũng quá hấp dẫn, nên mọi người, nhất là lớp trẻ tuổi bị thu hút vào, hằng ngày mất rất nhiều thì giờ để coi TV, để trò chuyện trên Net, để chơi trò chơi điện tử... chẳng còn thì giờ và ý thích đâu mà đọc sách. Có người nói: thì người ta cũng học hỏi được trên những phương tiện mới ấy vậy, những cái đó thay thế sách vở ngày xưa, có gì mà phải lo? Nhưng xem ra vấn đề không đơn giản như vậy.

Với cuốn sách trong tay, chúng ta đọc và suy ngẫm, dành trọn thì giờ cho nó, có thể đọc đi đọc lại những chỗ cần thiết hay hấp dẫn, và có thì giờ để tiêu hóa trọn vẹn nội dung của sách. Trong khi đó, những thông tin thu nhận vội vàng và nông cạn theo lối “mì ăn liền” trong các phương tiện điện tử chẳng qua chỉ là những thức ăn sống sít, ăn vội, nuốt vội, chẳng có thể tiêu hóa thành dưỡng chất ích lợi cho cuộc sống tinh thần của chúng ta. Nhiều nhà giáo dục đã cảnh cáo tình trạng này, và yêu cầu phải giảm giờ xem TV hàng ngày của các em học sinh để các em có thì giờ nhiều hơn quay về với phương tiện sách vở cổ truyền. Nếu những bữa ăn nhanh (fast food) không mấy tốt cho cơ thể của chúng ta thì những món mì ăn liền tinh thần cũng vậy thôi, chúng sẽ trôi qua tâm trí của con người một cách hời hợt, và đời sống tinh thần của chúng ta cũng chẳng thu hoạch được gì nhiều.

Con người có thể sẽ trở nên ngày một nông cạn, trở thành nạn nhân của chính những tiến bộ của mình, nếu nó không biết quay về trở lại với sách vở, cái kho vô tận mà từ thời xa xưa, tổ tiên của loài người đã hết đời này qua đời khác bồi đắp nên. Ðọc sách, phải đọc sách thì chúng ta mới tìm thấy chính mình trong dòng chảy miên viễn tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sách chính là cái cầu nối vững chắc nhất giữa các thế hệ và dẫn đường cho mọi tiến bộ của con người.

Nhiều người không thích đọc sách và điều này trở thành đặc điểm phổ biến trong thế giới chúng ta ngày nay, đặc biệt trong thế hệ trẻ hơn và một số ít người đồng thời với tôi. Chúng ta thích dành thì giờ chơi trò chơi điện tử, đón xem các phim bom tấn mới tung ra, hoặc đến các nơi quen thuộc tụ họp bạn bè hơn là mất thời gian để đọc sách. Thời niên thiếu, tôi cũng từng như thế, nhưng khi tôi khám phá được điều ích lợi của việc đọc sách tôi đã nhanh chóng chấp nhận nó và biến nó thành ham muốn mãnh liệt và từ đó tôi không bao giờ xem xét lại quyết định này. 

Khi tôi nói đọc sách, tôi không nói riêng về những quyển sách giáo khoa, những tài liệu giảng dạy, ngay cả những sách không có trong chương trình giảng dạy. Tôi cũng không đề cập đến những tiểu thuyết hoặc là những tạp chí nổi tiếng. Tôi đang nói tới những quyển sách học làm người, những quyển sách sẽ giáo dục bạn trong các lãnh vực mà bạn yêu thích, (không theo cách trường lớp). Những quyển sách sẽ vạch ra những giải pháp giải quyết các khó khăn mà bạn phải đối diện trong cuộc sống hằng ngày. Những quyển sách sẽ giúp bạn tổ chức cuộc đời bạn một cách hợp lý, và những quyển sách cũng động viên bạn khi bạn xuống dốc. Đó là những quyển sách mà tôi đang nói đến. 

Bất cứ quyển sách nào không giúp tăng giá trị cuộc sống của bạn mà bạn vẫn tiếp tục đọc thì giống như bạn đang nói với chính mình : Tôi biết đây là thuốc độc nhưng tôi vẫn cứ uống. Kiến thức là khí cụ cực mạnh cho bất cứ ai muốn thành công trong bất cứ lãnh vực nào của cuộc sống, về cơ bản không có kiến thức bạn bị thất bại. Tôi biết có những bài báo, các tạp chí hay các trang blog rất dài, nhưng nếu chúng cung cấp cho tôi những thông tin tôi cần, tôi sẽ đọc nó như một con hổ đói vội vã trước miếng mồi của nó. 


Tại sao chúng ta cần đọc sách: 

  1. Học kinh nghiệm của người khác ( từ sách về các Chủ doanh nghiệp, Doanh nhân, các Nhà đầu tư, các Vận động viên điền kinh v.v.)
  2. Am hiểu thời sự ( từ Báo chí, Trang blog, Tạp chí.)
  3. Tìm Giải pháp cho các vấn đề khó khăn (Các người hướng dẫn, trợ lý, Sách điện tử)
  4. Phát triển tâm hồn (Các sách về phát triển nhân cách)
  5. Mở rộng kiến thức vể một lãnh vực ưa thích nào đó ( Nấu ăn, Du lịch)
  6. Gia tăng vốn từ vựng hay kỷ năng giao tiếp ( Tiếp thị, Bán hàng hay Quảng cáo…)
  7. Tìm kiếm mối giao cảm tâm linh (Kinh Thánh, các chứng tích, các trích dẫn kinh sách)
  8. Học nâng cao (về lý thuyết, về tính chuyên nghiệp, về tài chính) 


Những mục trên có thể không phải là những lý do chính yếu đối với vài người, nhưng chúng rất cần thiết cho bất cứ ai mong thoát khỏi cuộc sống khuôn sáo một lối sống tầm thường nhạt nhẻo và muốn đạt thành công. Hơn nữa, muốn đọc cho có hiệu quả, bạn phải có một kế hoạch đọc thích hợp. Tại sao bạn phải cần có kế hoạch thích hợp cho việc đọc sách? Để tránh khỏi phải bị điên đầu về các trách nhiệm khác:

  • Đọc khi di chuyển một mình, đi bằng tàu hỏa, xe bus, xe bus chạy đường dài, đi tàu thủy hay đi máy bay. (Xin đừng đọc khi lái xe, đó là tự sát, trừ khi bạn là hành khách.)
  • Đọc khi bạn được chút rảnh rổi khi ở nhà.
  • Đọc ở công viên trong kỳ nghỉ hè.
  • Hãy đến thư viện gần nhà nếu bạn muốn có một chổ yên tịnh để đọc.

Lý do khiến chúng ta không tiến bộ khi làm bất cứ điều gì, là chúng ta nghĩ chúng ta biết rõ tất cả. Chúng ta không thích nghe lời khuyên của những người đã biết rõ thủy triều có thể lên cao bao nhiêu.( những người này ghi chú, họ đã học hỏi từ nhũng người khác để biết họ đang tiến tới đâu.). Chúng ta học mỗi ngày, đọc hay không đọc, đó là quyết định của ta; thời đại thông tin đã đem đến cho chúng ta nhiều phát triển thú vị, và mọi người đang khai thác nguồn tài nguyên này.


Tin mừng là, mạng thông tin trên toàn cầu đã khiến tôi có thể chuyển cho bạn những tin tức chỉ bằng vài cái bấm chuột. Nếu bạn đang trong lãnh vực kinh doanh, thì đọc quyển (How to Run Your Business by The Book); hay trong lãnh vực Mạng lưới Tiếp Thị (xem trang web http://tiny.cc/q3o0h); hoặc là bạn đang mong làm sao trở thành nhà đầu tư (đọc sách Rich Dad’s Guide to Investing), trang web Amazon là nơi cung cấp sách bất cứ lãnh vực nào cho bất cứ ai muốn mua sách với giá thích hợp. 
 

Tin tức khác

  • Hạnh phúc và khổ đau. Kinh chuyển pháp luân

    Hạnh phúc và khổ đau. Kinh chuyển pháp luân

    Thế gian nằm trong biển khổ và như vậy là đáng khinh miệt, ghê tởm, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có gì là thực tế, do đó thế gian là hư vô trống rỗng.

  • Cho đi là còn mãi

    Cho đi là còn mãi

    Mục đích cuối cùng của mỗi sự sống bắt đầu là gì? Có phải là là sự tiếp nối thế hệ. Và mình cảm nhận được đó là những lần được trao cơ hội để chúng ta có thể rèn luyện ý chí và siêu thoát. Chúng ta càng 
    tiếp cận với nền văn minh hiện đại thì chúng tại lại càng xa rời với việc bước chân vào vùng đất thánh với sử thảnh thơi an nhiên trong bản tâm mỗi người.

  • Sự tồn tại

    Sự tồn tại

    Thiên địa là lữ quán của vạn vật, trăm đời là thời gian của lữ khách từ xưa tới nay

  • Kẻ nhập vai

    Kẻ nhập vai

    Mình chợt tự hỏi con người có kiếp sau không? Và nếu thật sự có kiếp sau thì mình nghĩ như mình bây giờ cũng chẳng thể nào nhớ được kiếp trước mình là ai, đã làm những gì...Vậy có phải mỗi người chúng ta hiện nay đang chính là kẻ nhập vai vào hoàn cảnh hiện tại mỗi người.

  • 22 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    22 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    Hiện nay xã hội ngày càng phát triển với thông tin truyền thông mạnh mẽ. Vì con người dễ tiếp cận với các nguồn thông tin mạng khác nhau nên rất dễ bị lừa. Đặc biệt là những người đang có nhu cầu kiếm tiền, việc làm thêm nhưng không hiểu rõ về bản chất dẫn tới bị lừa. Vì vậy bài viết này sẽ nêu lên những hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay cho mọi người cùng nhau tránh.

  • Thuyết cửa sổ vỡ. Và sự liên quan ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

    Thuyết cửa sổ vỡ. Và sự liên quan ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

    Nếu một tòa nhà với một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Cuối cùng, họ có thể đột nhập vào tòa nhà, và nếu nó trống, họ sẽ chiếm lấy nó hoặc thậm chí đốt phá nó. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó…

  • Trường Sơn tự sự, theo miền ký ức

    Trường Sơn tự sự, theo miền ký ức

    Đây là nơi để mình chia sẻ những thứ mình cảm nhận và minh ngộ ra được. Hy vọng mọi người đọc vui vẻ.