Thế gian nằm trong biển khổ và như vậy là đáng khinh miệt, ghê tởm, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có gì là thực tế, do đó thế gian là hư vô trống rỗng. Người thường chỉ thấy lớp ngoài của sự vật. Nhưng bậc thánh nhân luôn.
Hạng người thường chỉ thấy lớp ngoài của sự vật. Nhưng bậc thánh nhân nhận ra chân tướng của vạn pháp. Đối với bậc thánh nhân đời sống là đâu khổ, không thể sống mà không chịu khổ, vì các ngài thấy rằng không thể có hạnh phúc thật sự, vững bền trong một thế gian huyền ảo, tạm bợ, chỉ có thể làm cho nhân loại thất vọng.
Mọi người đều phải chịu cảnh sanh, già, bệnh và cuối cùng là chết. Không ai có thể tránh khỏi bốn nguồn đau khổ ấy.
Điều mong ước mà không được thành tựu cũng là khổ. Thế thường ta không muốn sống chung với những vật hay những người mình không ưa mà cũng không muốn xa lìa những vật hay những người thân yêu. Nhưng, điều thiết tha mong mỏi không phải lúc nào cũng được thành tựu như ý muốn. Trái lại, những cạnh ngộ nghịch lòng hay những điều ít mong mỏi nhất, lắm khi đến với ta một cách đột ngột. Những trường hợp nghịch cảnh tương tự trở thành không thể chịu đựng nổi và đau khổ đến đỗi vài người yếu tánh và kém hiểu biết phải nghĩ đến quyên sinh cuộc đời, tưởng chừng như chết là giải quyết được moi vấn đề đâu khổ.
Hạnh phúc thật sự nằm bên trong chúng ta, và không thể được định nghĩa bằng những danh từ nhưu tài sản, sự nghiệp, quyền lực, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng. Nếu những điều kể trên được thâu nhập bằng bạo lực, cường quyền hay một cách bất công, hoặc hướng sai chiều, hay nhìn với tâm luyến ái, nó sẽ trở thành nguyên nhân sanh đau khổ hay phiền muộn.
Một người thông thường, trung bình, chỉ biết thọ hưởng dục lạc, và cho đó là cao thượng, là hạnh phúc duy nhất. Trong sự thỏa mãn nhục dục, chắc chắn có hạnh phúc nhất thời khi mong chờ, khi thọ hưởng và khi hồi nhớ các thú vui ấy. Nhưng nó chỉ là tạm bợ và huyền ảo. Theo Đức Phật, không luyến ái, hay vươn mình vượt qua khỏi những khoái lạc vật chất là hạnh phúc cao thượng hơn.
Tóm tắt, chính cơ thể được cấu tạo này(do ngũ uẩn phối hợp) là nguyên nhân sanh đau khổ. Có 3 loại ái dục. Đầu tiên, hình thức ai dục thô kịch nhất là luyến ái theo nhục dục ngũ trần, Thứ hai là luyến ái đời sống, và thứ ba là luyến ái theo trạng thái vô sanh. Theo các bản chú giải thì hai loại ái dục sau là luyến ái những khoái lạc vật chất có liên quan đến niềm tin rằng vạn và là trường tồn vĩnh cửu và luyến ái có liên quan đến sự tin tưởng rằng sau này kiếm sống này là hư vô, không còn gì hết
Ái dục là một năng lực tinh thần vô cùng hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm trong mỗi người và là nguyên nhân chính của phần lớn các điều bất hạnh trogn đời. Chính ái dục, thô kịch hay vi tế làm cho ta bán víu vào đời sống và do đó, dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạt trong vòng luân hồi.
Nguồn: Đức phật và phật pháp.