Nên thiết kế web bằng ngôn ngữ gì?

10/1/2020 4:06 PM | Kiến thức

Thế giới công nghệ phát triển đã thay đổi hoàn toàn những phương pháp truyền thống của con người. Xưa mua báo của các dịch vụ bưu điện, đi chợ mua thức ăn, vật phẩm. Gửi thư tay... Thì bây giờ các bạn chỉ cần ở nhà có thể làm tất cả bằng vài cú click chuột trên website. Vậy website là gì mà lợi hại như vậy.  Hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

I. Website là gì?

Ở trên mạng có rất nhiều giải thích chi tiết về website nhưng mình xin diễn tả lại theo 1 cách dân dã để mọi người dễ hiểu hơn. Các bạn chắc không xa lạ gì với việc phát tờ rơi của các công ty. Mình thấy phổ biến nhất là các công ty cho vay tài chính. Mục đích của việc phát tờ rơi là nói cho mọi người biết. Bên mình đang có sản phẩm này, dịch vụ này nếu khách hàng có nhu cầu thì liên hệ. Thì website sinh ra cũng làm điều tương tự. Website bao gồm một hay nhiều trang để thể hiện những nội dung mình mong muốn như tin tức, sản phẩm, dịch vụ để bạn có thể thoải mái chia sẻ giới thiệu cho bạn bè hoặc quảng cáo, SEO để tăng lượt tiếp cận được với nhiều khách hàng khác.

II. Tại sao cần tạo 1 website

Các bạn đang sống trong một thế giới phát triển cực nhanh với mạng internet. Mọi thứ đang tự động hóa. Xe tự lái, Nhà thông minh. Robot tự học và làm được những thứ thay con người. Con người ngày càng trở nên thích ứng với công nghệ và có sở thích mua sắm online nhiều hơn. Bằng chứng là theo báo cáo từ Picodi cho biết "Hơn một 1/3 dân số, tức khoảng 40 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến, riêng trong năm 2018 ước tính chi tiêu của mỗi cá nhân cho thương mại điện tử là 208 USD, góp phần đưa miếng bánh thị trường này lên con số 8 tỷ USD."

Và không giống như phương pháp kinh doanh truyền thống phải sở hữu một mặt bằng đắt đỏ để có thể trưng bày sản phẩm bán hàng. Thì hiện nay mọi thứ đã rất đơn giản hơn nhiều, nhu cầu người mua sắm online thì các bạn đã thấy rồi rất tiềm năng. Vấn đề còn lại là bạn phải sở hữu 1 kênh bán hàng. Và website chính là 1 trong những thứ để bạn có thể trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng.

III. Có những loại webstie nào

Và vì mục đích của mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà sẽ có nhu cầu riêng về các loại website tin tức, website quảng bá thương hiệu, website thương mại điện tử, forum, webapp, webgame...

1. Website quảng bá thương hiệu

Đây là loại website vô cùng phổ biến bởi mỗi công ty, doanh nghiệp đều muốn có một trang giới thiệu riêng cho mình. Các website này chứa đủ các thông tin mà công ty muốn người dùng nhìn thấy như tên, lĩnh vực, sản phẩm và các thành tựu. Các thiết kế website giới thiệu công ty, doanh nghiệp còn giúp người dùng nhận diện được thương hiệu trên internet. Nội dung của website giới thiệu rất ít khi thay đổi. Một số công ty có mục blog để tổng hợp những thay đổi, thông báo của công ty, Mục tuyển dụng để tìm kiếm nhân sự cho công ty. Tùy vào từng công ty mà sẽ việc xây dựng nên những website có các mục tương ứng. Giúp cho mọi người khi đọc có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu và nhu cầu của công ty.

Không chỉ là doanh nhân hay freelancer, hiện nay ai cũng muốn có một trang giới thiệu riêng cho bản thân mình. Bạn có thể dùng những website như vậy để làm một CV hấp dẫn cho cơ hội việc làm trong tương lai hay đơn giản là một trang thành tựu để có thể nhìn lại sự nghiệp hoặc khoe với bạn bè, người thân. Những website giới thiệu bản thân thường cung cấp thông tin cá nhân, nghề nghiệp, các sản phẩm và thành tựu. Các trang này thường có thiết kế rất bắt mắt, nghệ thuật, đặt trọng tâm vào các thành tựu đạt được để làm nổi bật chủ sở hữu website.

2. Website thương mại điện tử

Bán hàng online đang là lĩnh vực kinh doanh nóng bỏng và đầy tiềm năng. Các website bán hàng online mọc lên như nấm với vô số mặt hàng, kể cả những mặt hàng kén người mua. Đặc điểm của những website dạng này là có thể cho phép thanh toán trực tuyến. Hiện có rất nhiều cổng thanh toán trực tuyến khác nhau để các chủ shop có thể tích hợp với hệ thống của mình. Các cổng này thường liên kết với hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ trong nước, người dùng chỉ cần nhập số tài khoản ở khâu thanh toán rồi xác nhận là có thể mua hàng.

3. Mạng xã hội

Kể từ sự xuất hiện của Facebook và Twitter, các website đang được "xã hội hóa" lên từng ngày. Trên thị trường vì thế cũng xuất hiện rất nhiều các cộng đồng trực tuyến với đủ các thể loại. Các mạng xã hội truyền thống (Facebook, Twitter, Zingme, MySpace, Google Plus..) là các cộng đồng lớn nơi người dùng có thể chia sẻ mọi thứ, từ sở thích cá nhân cho tới các quan điểm chính trị.

Những mạng xã hội này tập trung vào bản thân người sử dụng với việc tối ưu cho các trang cá nhân (profile page). Cùng lúc đó, chúng cũng tăng cường kết nối xã hội của người dùng với những công cụ tìm kiếm và liên lạc với bạn bè. Các mạng xã hội thường không có giới hạn về nội dung. Bạn thích cái gì thì có thể chia sẻ về cái đó. Ngoài ra, có rất nhiều nhóm, cộng đồng có chung sở thích để tham gia và thảo luận.

4. Forum

Forum (diễn đàn) là một dạng cộng đồng trực tuyến lâu đời nhưng vẫn hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Forum truyền thống có cấu trúc giống như một bảng thông báo, khởi đầu với một thread (chủ đề) lớn và những reply (phản hồi) nhỏ, ngắn, tiếp nối thread đó.

Sức mạnh của forum nằm ở việc kết nối những người có cùng sở thích lại với nhau. Forum cho phép các thành viên liên hệ trực tiếp, tạo ra mạng lưới các quan hệ giữa các thành viên, nhóm và cộng đồng. Ngoài ra, forum có tính tự do ngôn luận cao, ai cũng có quyền tạo thread và có quyền nói, tất nhiên là vẫn trong phạm vi nội dung cho phép. Vì vậy mà forum thường tạo được khối lượng thông tin lớn và nhiều chiều, góp phần kiến thiết cộng đồng.

5. Blog (Trang tin tức)

Một dạng website khác cũng vô cùng phổ biến chính là blog. So với định nghĩa sơ khai là nhật ký viết trên web (web log), blog ngày nay là nơi để chia sẻ cảm nhận cá nhân cùng với xây dựng quan hệ cộng đồng. Các blogger sẽ viết về chủ đề, sở thích hoặc bất cứ thứ gì họ thích, và những ai có hứng thú sẽ vào đọc và để lại bình luận. Từ đây, một cộng đồng dựa trên sở thích được hình thành.

Sở dĩ blog trở nên phổ biến là vì bạn có thể kiếm tiền từ nó. Có nhiều blogger được trả tiền cho những bài viết về một sản phẩm cụ thể nào đó. Hoặc blogger có thể nhận được tiền tài trợ từ độc giả để tiếp tục cung cấp nội dung giá trị. Ngoài ra, một số blog có thể kiếm tiền thông qua tiếp thị liên kết (affiliate marketing).

6. Webiste web-app (ứng dụng trực tuyến)

Web-app là viết tắt web application, tức những ứng dụng/phần mềm chạy trên nền web. Những website được thiết kế dạng web-app có thể có một trang chủ giới thiệu, nhưng sẽ chuyển thành ứng dụng sau khi người dùng đăng nhập.

7. Web-game(ứng dụng chơi game trên nền tảng web)

Thay vì phải tải phần mềm game, hoặc app trên điện thoại thì hiện nay đã có rất nhiều công ty phát triển game trên nền website. Giúp người chơi có thể nhanh chóng chơi game ở bất kỳ đâu không cần phải cài đặt.

 Website thương mại điện tử đang là website được mọi người quan tâm hàng đầu vì nó tạo ra giá trị trực tiếp nhất với bản thân người bán hàng.

IV. Những thứ cấu tạo nên 1 website

Website có hoạt động được hay không sẽ dựa vào các yếu tố sau:

  • Source Code ( Mã nguồn): Xây dựng một website cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà và những lập trình viên sẽ là những kiến trúc sư để tạo nên mã nguồn. Mã nguồn được ví như một bản thiết và là nguyên vật liệu tối thiểu để tạo dựng lên một ngôi nhà. 

  • Web Hosting ( Lưu trữ web): Bên cạnh có một bản vẽ hoàn chỉnh và đầy đủ nguyên liệu thi công thì ngôi nhà của bạn phải có một mảnh đất thật tốt để có thể tiến hành xây dựng trên đó. Hosting chính là mảnh đất để lưu trữ mã nguồn.

  • Domain ( Tên miền): Sau khi có nhà có đất thì việc có một địa chỉ cụ thể để người khác có thể tìm đến và thăm nhà bạn được. Vì vậy, domain tên miền chính là địa chỉ cụ thể của website để các máy tính ở nơi khác có thể trỏ vào khi muốn truy cập vào trang web của bạn.

  • Internet ( Kết nối mạng): Đường truyền mạng cũng giống như hệ thống giao thông. Để khách hàng đến với địa chỉ của bạn thì cần có đường đi, cùng giống như để truy cập vào website thì cần kết nối internet. Như thế, website mới có thể hoạt động tốt trên môi trường trực tuyến.

V. Nên thiết kế website bằng ngôn ngữ nào?

Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ thiết kế web tiên tiến và hiện đại như: PHP, ASP, ASP.NET, HTML, JS, JAVA, CSS3,…Nhưng phổ biến nhất hiện này vẫn là asp.net và php. Mình sẽ so sánh ưu nhược điểm của 2 ngôn ngữ này để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn nhé

Sự khác biệt chính giữa ASP.NET và PHP.

  • ASP.NET là một framework được chi trả bởi Microsoft trong khi PHP là ngôn ngữ kịch bản nguồn mở phía máy chủ.
  • ASP.NET phù hợp hơn với các tổ chức vừa và lớn trong khi PHP thích hợp cho các máy chủ có quy mô nhỏ.
  • Vì PHP là nguồn mở nên thị phần quy mô lớn hơn ASP.NET.
  • ASP.NET được trang bị tốt để phục vụ và tạo ra các ứng dụng máy tính để bàn trong khi PHP hoạt động chậm hơn so với ASP.NET cho các ứng dụng máy tính để bàn.
  • ASP.NET phù hợp hơn cho các ứng dụng có tính chất bảo mật và chức năng còn PHP phù hợp hơn với các ứng dụng chứa trọng tâm chính về giao diện người dùng.
  • Framework ASP.NET thông báo cho các nhà phát triển nếu họ mắc bất kỳ lỗi nào trong code trước khi biên dịch, do đó an toàn hơn và ít bị lỗi hơn trong khi PHP không có tùy chọn như vậy để cho lập trình viên biết trong giai đoạn trước biên dịch.
  • ASP.NET có thể là một thách thức khá lớn để học và hiểu cho người mới bắt đầu và cần có thời gian để thành thạo trong khi PHP là ngôn ngữ kịch bản dễ học và dễ hiểu hơn.
  • ASP không cho phép cho bất kỳ sự bất thường nào trong khi PHP vẫn có thể chạy và có khả năng tùy biến cao, do đó dễ bị lỗi hơn.

Kết luận:

PHP là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới trên internet và nó đang hỗ trợ rất nhiều ứng dụng. Cộng đồng PHP lớn và có sẵn miễn phí trên web trong khi ASP.NET là nền tảng trả phí của Microsoft. Lập trình viên có thể bắt đầu làm việc với PHP trong thời gian ngắn vì nó dễ học. PHP là sự pha trộn giữa ngôn ngữ lập trình và web framework.

Một framework ASP.NET có bộ thư viện tuyệt vời. Nó đi kèm với rất nhiều tính năng, do đó nó cho phép lập trình viên tạo một trang web với các tính năng có sẵn và kéo thả. Tất cả những phẩm chất này đi kèm với một “thẻ giá” dưới dạng chi phí giấy phép. Các nhà phát triển PHP thiếu các tùy chọn để làm việc với framework web như ASP.NET. Một lập trình viên có thể viết mã bằng bất kỳ ngôn ngữ nào như C#VB và F# trong hệ sinh thái ASP.NET.

Cả ASP.NET và PHP đều hoạt động hiệu quả dựa trên trường hợp nghiệp vụ và các bộ chức năng cần thiết theo sở thích của họ. Cả ASP.NET và PHP đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chính các kỹ năng của lập trình viên và yêu cầu của phía đối tác sẽ quyết định sử dụng ngôn ngữ nào.

 

Tin tức khác