Cloud Server là gì. Sự khác biệt giữa cloud server và server vật lý.

9/21/2021 6:02 PM | Kiến thức

Chắc hẳn khi nhắc tới từ icloud server nhiều người nghe sẽ rất quen tai nhưng để hiểu rõ chi tiết và sự khác nhau giữa cloud server và server vậy lý chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Cloud Server là gì?

 

Điện toán đám mây hay cloud server là mô hình chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với server thông qua internetĐiện toán đám mây chính là nền tảng của cloud server. Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán phát triển dựa trên việc sử dụng các công nghệ máy tính bằng kết nối internet. Vậy những thông tin khác mà bạn cần biết về Cloud Server là gì?

Điện toán đám mây ra đời mở đầu cho những dịch vụ khác, trong trường hợp này là Cloud Server. Chữ “đám mây” (cloud) thực chất chỉ là lối nói ẩn dụ chỉ liên kết mạng giữa các máy tính. Cụ thể hơn, thông tin và dữ liệu ở đây đều được trao đổi thông qua “cloud”. Để sử dụng tài nguyên, người dùng ở các thiết bị phải liên kết với “Cloud”. “Cloud” giờ đây cho phép người dùng lấy dữ liệu hoặc lưu trữ ngay trên nó. Cơ chế này hoàn toàn khác với truyền thống – phải tải dữ liệu về một server vật lý.

Cloud Server ra đời để giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, bảo hành và uptime cho các doanh nghiệp. Đặc biệt dành cho những người muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet. Nhìn chung, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.

- Cách thức hoạt động: Lưu trữ và hoạt động trên hệ thống hạ tầng điện toán đám mây

- Độ ổn định và tính sẵn sàng:

+ Công nghệ điện toán đám mây giúp hệ thống hoạt động ổn định, khả năng uptime 99,99%

+ Tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng và tự động thay thế khi bị hỏng, đảm bảo hệ thống hoạt động 24/7 với tính an toàn và sẵn sàng cao

- Khả năng mở rộng:

+ Có thể mở rộng hoặc thu hẹp ngay lập tức khi doanh nghiệp có nhu cầu

+ Khả năng mở rộng tài nguyên không giới hạn

- Chi phí:

+ Chỉ phải chi trả cho nhu cầu thực tế sử dụng (CPU, RAM, HDD...được cấu hình theo yêu cầu)

+ Chi phí có thể linh hoạt thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp

2. Server vật lý là gì?

Một máy chủ vật lý cũng giống như tên gọi, một máy chủ (máy tính vật lý) mà trên đó một Hệ điều hành, như Windows hay Linux, chạy giống như bất kỳ máy tính nào khác. Các máy chủ vật lý giống như máy tính để bàn, với nhiều cải tiến hơn như là nguồn điện dự phòng, bộ điều khiển chống các cuộc, nhiều card mạng ... Các máy chủ vật lý có kích thước lớn hơn với nhiều thành phần mạnh hơn nói chung. Tất cả đều yêu cầu một không gian riêng biệt, các máy chủ cũng có hai hoặc nhiều CPU vật lý với nhiều lõi để đảm bảo hiệu suất.

- Cách thức hoạt động: Hoạt động độc lập như một máy chủ đơn thuần

- Độ ổn định và tính sẵn sàng: 

+ Khi máy chủ vật lý hỏng thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ngừng hoạt động

+ Ổ cứng hỏng sẽ gây mất dữ liệu và dường như không thể khôi phục

- Khả năng mở rộng:

+ Nâng cấp phức tạp. Khi nâng cấp cần mua thiết bị phần cứng chuyên dụng

+ Thời gian downtime khi cần nâng cấp khá lâu

- Chi phí:

+ Máy chủ vật lý tốn khá nhiều chi phí đầu tư cho toàn bộ phần cứng

+ Chi phí vận hành, bảo trì hệ thống cũng rất đáng kể

+ Chi phí triển khai backup (sao lưu) cao.

3. Sự khác nhau giữa máy chủ vật lý và cloud server

Giữa máy chủ vật lý và cloud server có nhiều điểm khác nhau dưới đây :

    Server vật lý     Cloud server  
Cách thức hoạt động   Là một máy chủ vật lý. Lưu trữ và hoạt động trên hệ thống hạ tầng cloud (điện toán đám mây).
Độ ổn định và tính sẵn sàng   – Khi máy chủ vật lý hỏng thì toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. – Ổ cứng hỏng sẽ gây mất dữ liệu, dường như không thể khôi phục. – Công nghệ cloud giúp hệ thống hoạt động ổn định, khả năng uptime 99.99%. – Tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự đông thay thế khi bị hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và có tính sẵn sàng 24/7.
Khả năng mở rộng   – Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng. – Thời gian downtime khi cần nâng cấp khá lâu. – Có thể mở rộng hoặc thu hẹp ngay lập tức khi doanh nghiệp có yêu cầu. – Có thể mở rộng và thu hẹp nguồn tài nguyên không giới hạn dung lượng.
Chi phí   – Tốn khá nhiều chi phí đầu tư  cho toàn bộ phần cứng. – Chi phí vận hành, bảo trì hệ thống cũng rất đáng kể. – Chi phí triển khai backup (sao lưu) cao. – Chỉ phải chi trả cho nhu cầu thực tế sử dụng (CPU, RAM, HDD…được cấu hình theo yêu cầu). – Chi phí có thể linh hoạt thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp.

 

Nguồn: tổng hợp sưu tầm

Tin tức khác