Bệnh dại nguy hiểm như thế nào tới con người. Biểu hiện của bệnh dại ở chó mèo. Những điều cần biết để phòng chống bệnh dại

2/11/2022 11:07 AM | Sức khỏe

Xin chào mọi người. Gia đình mình vừa ăn tết xong về chơi với gia đình thì em bé nhà mình vô tình nghịch chó mèo và bị cắn. Nên mình tìm hiểu kiến thức và sẵn chia sẻ cho mọi người cùng đọc.

1. Bệnh dại là gì?

- Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại(hầu hết là chó, mèo), đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
- Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
- Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.
- Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.
- Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
- Chđoán bnh da vào các triu chng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

Biết được sự nguy hiểm của bệnh dại. Chúng ta cần phải cẩn trọng theo dõi sát sao động vật cắn để có những biện pháp phòng ngừa đi tiêm phòng. Hầu hết các loại động vật gây nên bệnh dại chủ yếu ở Việt Nam là do chó mèo gây nên. Vì vậy chúng ta phải xem triệu chứng chó mèo có mắc phải bệnh dại ko?

2. Biểu hiện bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó thể hiện ở sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như:

  • Cắn khi không bị trêu chọc, dễ bị kích động
  • Chán ăn hoặc ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay ...
  • Chạy mà không có lý do rõ ràng
  • Thay đổi trong âm thanh: sủa khàn và gầm gừ, sủa không ra tiếng
  • Tiết quá nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép
  • Thay đổi thói quen, tâm tính thường ngày

1.1 Dấu hiệu thể dại điên cuồng ở chó

Thời kỳ tiền lâm sàng: chó trốn vào góc tối, khu vực kín đáo. Đến gần chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, tỏ ra vồn vã thái quá. Thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn...

Thời kỳ điên cuồng:

  • Chó dễ bị kích động, cắn sủa người lạ dữ dội. Quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần nghe tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.
  • Nơi vết thương bị cắn nổi ngứa khiến chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.
  • Chó bỏ ăn, khó nuốt, sốt cao, mắt đỏ ngầu, giãn đồng tử. Có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không uống được.
  • Chó chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt. Cắn vu vơ hay giật mình. Đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ.
  • Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về. Trên đường đi gặp vật gì lạ cũng gặm cắn, ăn bừa bãi, tấn công chó khác và cả người.

Thời kỳ bại liệt:

  • Chó bị liệt. Liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, không nuốt được thức ăn, nước uống. Chân sau liệt ngày càng rõ.
  • Chó chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Nguyên nhân do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
  • Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.

1.2 Dấu hiệu thể dại câm ở chó

Không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như trên, ở thể dại câm chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Chó có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài. Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Quá trình này tiến triển khá nhanh, chỉ từ 2 - 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virus tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.

3. Biểu hiện bệnh dại ở mèo

Mèo ít có nguy cơ mắc bệnh dại hơn chó (chỉ 2 - 5%) vì mèo vốn quen sống một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển tương tự như ở chó. Mèo mắc bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ. Khi người chạm vào thì nó phản ứng mạnh bằng cách cắn và cào, gây nên những vết thương sâu dễ khiến virus dại xâm nhập.

Giai đoạn ủ bệnh dại ở mèo có thể kéo dài từ 2 - 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đoạn đầu bao gồm:

  • Sốt, đau cơ
  • Dễ cáu gắt, bồn chồn, hay rùng mình (là trạng thái chung xuất hiện khi mèo bị ốm và bực dọc)
  • Sợ ánh sáng, sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng
  • Nôn mửa, tiêu chảy, ho hen
  • Không thể hoặc không muốn nhai nuốt, dẫn tới chán ăn, hoặc không thiết tha với thức ăn.

2.1 Dấu hiệu thể dại đơ ở mèo

Thể dại đơ là thể dại khá phổ biến ở mèo. Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có biểu hiện lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ. Các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt bao gồm:

  • Chứng liệt ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
  • Hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, dáng vẻ như “bị đơ”.
  • Nước dãi lòng thòng xung quanh miệng
  • Việc nhai nuốt gặp khó khăn, chán ăn.

2.2 Dấu hiệu thể dại cuồng ở mèo

Những dấu hiệu của thể dại điên cuồng bao gồm:

  • Chảy nước dãi, sùi bọt quanh mép
  • Lo lắng bồn chồn, sợ nước, sợ đến gần nước hoặc sợ hãi tiếng nước
  • Hung hãn, dữ tợn, dễ bị kích động, thường nhe răng ra như thể sắp sửa cắn xé
  • Không màng đến thức ăn, chán ăn
  • Hành vi bất thường, tự cắn cấu bản thân mình. Có xu hướng cào, cắn xé hoặc tấn công người hoặc vật khác.

So với thể dại đơ thì thể dại cuồng ít phổ biến hơn, tuy nhiên do tính hung hãn và hành vi bất thường nên bạn nên liên hệ với các cơ quan kiểm soát động vật nhanh chóng khi nhận thấy động vật có biểu hiện chứng dại cuồng.

Do bệnh dại có thể lây nhiễm từ vật bệnh sang vật nuôi trong quá trình ẩu đả nên nếu gia đình bạn đang nuôi mèo, hãy kiểm tra xem liệu trên người chúng có vết cắn hay dấu hiệu của cuộc ẩu đả hay không. Virus bệnh dại có thể ký sinh trên da hoặc lông mèo đến 2 giờ đồng hồ, vì vậy bạn nên mang găng tay và mặc áo quần dài tay trước khi bế mèo kiểm tra. Hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu như: vết cắn, vết trầy xước, vảy, lông xù lên với vùng nước bọt đã khô, nhiều bọc mủ....

4. Cách phòng ngừa khi bị động vật nghi dại cắn

Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và gây nguy hiểm cho chủ nuôi lẫn các thành viên trong gia đình. Do đó để bảo vệ cho gia đình và cả chính bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc-xin chủ động là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.

Hiện nay các loại vắc xin được cải thiện vượt bậc được kiểm định an toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ như chúng ta vẫn lầm tưởng khi xưa.

Trước đây, các vacxin sử dụng trong tiêm phòng dại là vacxin thế hệ cũ, được sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao, còn tồn đọng nhiều tế bào tồn dư từ não chuột, gây ra các biến chứng về thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ. Ngày nay, vacxin dại được cải thiện vượt bậc với sự xuất hiện của vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab. Đây là vacxin được kiểm định an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Ngoài lợi ích tuyệt vời ngăn ngừa bệnh dại, vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Hiện tại, Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành, phổ biến nhất trong số đó là vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau, quyết định tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu mũi sẽ khác nhau. Dưới đây là các phác đồ tiêm vacxin dại đầy đủ:

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

  • Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
  • Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi: 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
  • Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

 

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Tin tức khác