Mình nhớ đến chuyện nhà bác gái hàng xóm, bạn của mẹ mình. Cô ấy có 2 người con, một trai, một gái. Con gái đi lấy chồng, bác ấy dặn con gái phải tìm hiểu và biết cách quản lý tiền của chồng. Còn với con trai, bác ấy lại dặn con trai không được đưa tiền cho vợ, phải giữ lại cho bản thân quỹ đen…Mâu thuẫn quá!
Trong suy nghĩ chung của nhiều người, đã là vợ thì sẽ là người giữ tay hòm chìa khóa, quản lý tài chính của gia đình. Tuy nhiên, không phải ông chồng nào cũng sẵn sàng đưa thẻ ATM hay nộp đủ lương về cho vợ vào cuối tháng. Ví dụ như chồng mình. Ông xã mình có một quan điểm khác, nhất quyết không chịu giao thẻ ATM ra, cũng không đưa lương cho mình giữ. Mình đã từng nghĩ nhiều về chuyện này và nhiều lúc cảm thấy rất buồn, cảm giác như chồng không tin tưởng mình.
Mình nhớ đến chuyện nhà bác gái hàng xóm, bạn của mẹ mình. Cô ấy có 2 người con, một trai, một gái. Con gái đi lấy chồng, bác ấy dặn con gái phải tìm hiểu và biết cách quản lý tiền của chồng. Còn với con trai, bác ấy lại dặn con trai không được đưa tiền cho vợ, phải giữ lại cho bản thân quỹ đen…Mâu thuẫn quá! Rõ ràng, chẳng thế là nói giao tiền cho vợ hay chồng là đúng hay sai, mà điều quan trọng là hai bên thống nhất sẽ tích lũy và quản lý số tiền chung ấy như thế nào.
Quay trở lại chuyện của mình, mình đã áp dụng đủ mọi cách: giận dỗi, kể chuyện người khác để giương đông kích tây, buồn bã,…nhưng không ăn thua. Càng nghĩ, bản thân mình càng buồn, mà vợ chồng lại xích mích, không vui, tổn thương tình cảm.
Phía trên là câu chuyện có thật của 1 bạn tâm sự trên webtretho
Các bạn trẻ hiện nay đều than vãn sau nhiều năm làm lụng vất vả nhưng vẫn không để dành được đồng nào, thậm chí là có người còn nợ nần chồng chất mặc dù làm lụng chăm chỉ. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Trong bài viết Quản lý tài chính cá nhân và đầu tư hiệu quả với 10 bài học từ nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hardvard điều thứ 2 có nói: "Tránh chi tiêu mất kiểm soát bằng các công cụ ràng buộc." Vậy làm sao để kiểm soát được việc chi tiêu cá nhân hiệu quả. Với một người là dân lập trình mình đã nghĩ ngay tới việc viết tới 1 webapp để quản lý tài chính của bản thân. Mình nghĩ vấn đề then chốt nhất nằm ở chính ở việc mất kiểm soát trong chi tiêu dẫn tới các bạn ko thể tiết kiệm được.
Hiện tại các phần mềm quản lý tài chính cũng nhan nhản trên mạng và thậm chí có một số nhà cung cấp cho bạn xài miễn phí rất tiện để cho các bạn quản lý thu chi. Còn mình thì thích làm riêng ra những thứ là của mình. Vì nhiều lí do như bảo mật thông tin. Và tính năng là mình viết thì việc nâng cấp những tính năng mình mong muốn nó sẽ đơn giản và tiện hơn rất nhiều. Sẵn tiện mình sẽ giới thiệu qua những tính năng sẵn có trong webapp quản lý thu chi. Nếu bạn nào có nhu cầu mong muốn thì liên hệ mình tạo account cho xài luôn nhé.
Mô tả: Webapp này có chức năng quản lý dòng tiền trong gia đình, doanh nghiệp. Giúp chúng ta sẽ kiểm soát được việc thu, chi, vay, cho vay của nhiều thành viên. Các thành viên có thể tham gia sử dụng phần mềm để cùng quản lý thu chi trong gia đình, doanh nghiệp một cách rõ ràng, hiệu quả.
I. Chức năng
1. Quản lý khoản thu trong tháng - Những khoản tiền tăng dòng tiền tại thời điểm hiện tại.
2. Quản lý khoản chi trong tháng - Những khoản làm giảm dòng tiền tại thời điểm hiện tại.
3. Quản lý khoản thu khác - Những khoản tiền vay nợ, Phần này mình tách riêng với khoản thu trong tháng vì có thêm phần trả vay tương ứng trên từng khoản vay.
4. Quản lý khoản chi khác - Những khoản cho vay, Tương tự mình cũng tách riêng với khoản chi trong tháng để quản lý nhập trả cho khoản cho vay tương ứng.
II. Báo cáo
1. Báo cáo tổng quan thu chi - Thể hiện các khoản dư đầu kỳ, Khoản thu trong kì, Khoản chi trong kì, Dư cuối kì.(Kì theo thời gian lựa chọn từ ngày - đến ngày)
2. Báo cáo chi tiết khoản chi - Thể hiện chi tiết các khoản chi theo danh mục nào trong thời điểm xem báo cáo. Để giúp chúng ta có thể thống kê và cân đối mỗi khi chi tiêu vượt tầm kiểm soát.
3. Báo cáo chi tiết khoản thu - Thể hiện chi tiết các khoản thu theo danh mục trong thời điểm xem báo cáo.
4. Báo cáo các khoản vay - Thể hiện các khoản mình vay và các tiến trình trả nợ ngày nào, trả bao nhiêu.
5. Báo các các khoản cho vay - Thể hiện các khoản cho vay và tiến trình thu nợ ngày nào, trả bao nhiêu.
Mình sẽ update phần video giới thiệu cách sử dụng và link phía dưới.
Link webapp xài thử: http://quanlythuchi.nhadepxinh.info/
Account/Pass: 0934452462/123456
Nếu thắc mắc về việc sử dụng có thể liên hệ: 0934452462 - Sơn. Chúc các bạn có thể có 1 kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp thật hiệu quả.
Là một dân lập trình nhưng mình vẫn có một niềm đam mê kinh doanh và bán hàng xuyên quốc gia các thể loại quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện điện thoại, ốp lưng các kiểu con đà điểu. Và cũng chính vì vậy mà bị khách hàng vùi dập không một chút thương tiếc. Dưới đây là một chút than thở chia sẻ về trải nghiệm kinh doanh của mình. Mọi người đọc chơi nhé
Website là thứ không thể thiếu để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Nhưng với mỗi người kinh doanh mới thì lại không biết tìm ở đâu một đơn vị hay cá nhân để uy tín làm web cho bản thân. Vậy những điều bạn cần phải quan tâm là gì?
Lựa chọn kinh doanh đã bắt đầu sự lựa chọn không ổn định và gặp rất nhiều khó khăn rủi ro. Và với một người mới bắt đầu kinh doanh thì việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng rất khó khăn. Bài viết dưới này sẽ giúp các bạn có một cách nhìn tổng quan và cách lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào kiến thức để có thể lựa cho mình một vài ngành sản phẩm phù hợp.
Hiện này nhu cầu làm website của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp rất lớn. Mà chỉ cần cứ có cầu là sẽ có cung. Dân tình đổ xô học lập trình website. Chưa nói tới một số open source phổ thông như wordpress của PHP cách sử dụng đơn giản. Một người không có kiến thức gì về lập trình cũng có thể tự tạo cho mình 1 website đơn giản. Nhưng điều mình muốn nhấn mạnh là cái gì cũng có giá trị riêng của nó.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của cả thế giới, Nhiều người thất nghiệp và họ đổ xô đi bán hàng online. Mà làm cái gì cũng phải có kiên thức, kỹ năng. Bài viết này chia sẻ về kỹ năng bán hàng với những ví dụ thực tiễn cụ thể. Hy vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn lạc quan về kinh doanh online và có thể chốt được nhiều đơn hàng.
Kinh doanh là sự lựa chọn không ổn định. Bởi vậy thật sự không dễ dàng để thành công khi mới bắt đầu. Mà sau rất nhiều lần vấp ngã chúng ta mới dần hiểu được những bài học đắt giá trong quá trình kinh doanh. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn về 4 bài học kinh doanh của các công ty kinh doanh nổi tiếng. Cùng theo dõi nhé.
Hình như không ít các bạn trẻ muốn khởi nghiệp bằng ngành ẩm thực, nghĩa là mở một tiệm cà phê hay một tiệm ăn gì đó. Vì thấy ngành này vừa gần gũi, vừa vui, vừa dễ kiếm tiền mà còn được thi thố tài năng. Vì đi uống cà phê hay ăn nhà hàng ở đâu đó thấy có nhiều cái người ta làm dở ẹt mà vẫn đông khách. Vì thấy tay chủ tiệm kia cũng đâu có gì hơn mình mà cũng thành công vang dội. Vì hỏi ra mới thấy vốn đầu tư mở một tiệm ăn cũng không quá lớn như mình nghĩ. Tất cả những cái “thấy” đó, tuy nhiên, chỉ là phần nổi của tảng băng.