Tại sao lại có ngày giáng sinh

12/9/2020 1:13 PM | Khám phá

Vậy là một mùa giáng sinh nữa lại sắp tới. Sài gòn đang se lạnh và chính bởi những cái lạnh lẽo mùa đông lại làm chúng ta liên tưởng nhiều hơn tới sự ấm áp của mùa xuân. Những hình ảnh ấm áp của một mùa sum tụ, quây quần vui vẻ. Và không biết tự bao giờ giáng sinh không còn đơn giản là lễ riêng của những người theo đạo mà còn như một món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Hòa cùng bầu không khí của noel trên khắp thế giới chúc mọi người 1 lễ giáng sinh vui vẻ, ấm cúng bên người thân gia đình.

Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinhNoelNô-enChristmasXmas) là một lễ hội thường niên kỉ niệm ngày sinh của Giêsu, được cử hành chính vào ngày 25 tháng 12 như một lễ kỉ niệm tôn giáo và văn hóa ở nhiều nước trên khắp thế giới. Theo niềm tin của phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Giêsu được sinh ra tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa), thuộc Đế quốc La Mã (ngày nay là 1 thành phố của Palestine) vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng kể từ sau giờ Kinh Chiều (khoảng chiều tối) ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius.

Theo lịch phụng vụ Công giáo, trước lễ Giáng Sinh là 4 tuần Mùa Vọng và sau lễ Giáng Sinh là Mùa Giáng sinh ("12 ngày mùa Giáng Sinh").

Sự giáng sinh của Jesus

Theo Phúc âm của Luca (Luke) và Mát-thêu (Matthew) thì Giê-su được Maria, một phụ nữ đồng trinh và là vợ bác thợ mộc Giuse, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea. Theo Luke, thì Giê-su được sinh ra và đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Giuse không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành đến Bethlehem. Các thiên sứ loan tin rằng người này sẽ là Đấng cứu thế, và các mục đồng đến chiêm bái. Theo Phúc âm Matthew thì các nhà thông thái đã theo hướng một ngôi sao để đến Bethlehem và dâng tặng những phẩm vật lên Chúa hài đồng, vì họ tin rằng người sinh ra để làm vua của người Do Thái. Herod Đại đế biết được liền tàn sát tất cả các trẻ em trai mới sinh ở Bethlehem để giết Giêsu, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth.

Ý nghĩa của các biểu tượng giáng sinh

Vòng lá mùa Vọng

Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.

Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. Ngoài ra, tại phương Tây, thường có một lịch mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh.

Hang đá và máng cỏ

Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Giê-su, Maria, Thánh Giu-se, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.

Cây Giáng sinh

Cây Giáng Sinh là cây xanh thường là cây thông được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Kitô giáo.

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất (vớ).

Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.

Chợ Giáng sinh

Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ XIV), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ở Việt Nam cũng có nhiều những xóm đạo nổi tiếng cứ mỗi dịp giáng sinh tới lại được trang trí rất rạng rỡ lung linh và là nơi để cho cả ngàn người về tham quan chụp hình cũng như hướng đạo cầu kinh trong lễ giáng sinh. Và dưới đây là những xóm đạo nổi tiếng ở Sài Gòn:

1. Xóm đạo quận 8

Đây là một trong những xóm đạo lớn và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Trải dài trên con đường Phạm Thế Hiển, xóm đạo Quận 8 có tới năm giáo xứ đó là: Giáo xứ Bình Thái, Bình An Thượng, Bình An Hạ, Bình Thuận và Bình Sơn ở hai phường 6, 7 quận 8, TP.HCM.

Tham quan xóm đạo vào dịp Giáng sinh, bạn không chỉ cảm nhận được không khí trang hoàng của những nhà thờ, chiêm ngưỡng tiệt tác hang đá khổng lồ và háo hức check-in chụp hình với những góc phố lung linh rực rỡ...

2. Xóm đạo Tam Hà Quận Thủ Đức

Những cây noel khổng lồ, những hang đá lung linh và ngay cả những hẻm nhỏ cũng rực rỡ ánh đèn màu, Xóm đạo Tam Hà quận Thủ Đức cũng trang hoàng không kém xóm đạo quận 8...

3. Xóm đạo Nghĩa Phát quận Tân Bình

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 10km, bạn có thể đến xóm đạo Nghĩa Phát: Từ đường Lý Thường Kiệt (khúc gần chợ Tân Bình), rẽ vào đường Nghĩa Phát, chạy thêm khoảng 100m là đến giáo xứ Vinh Sơn, tâm điểm trang trí của xóm đạo này. Đây là một trong những xóm đạo lâu đời nhất ở Sài Gòn và cũng là điểm đến lý tưởng để các bạn trẻ tham quan và khám phá những biểu tượng đặc trưng của mùa lễ Giáng Sinh.

Xóm đạo Nghĩa Phát trang trí khá đẹp mắt, lung linh và luôn tạo được phong cách đón noel khá đặc biệt. Nếu bạn muốn có những bức hình đẹp lung linh ở đây thì nên ghé trước lễ noel 1,2 ngày để tránh chen lấn đông đúc mùa lễ nhé.

4. Xóm đạo Lê Văn Sỹ

Giữa tháng 12, không chỉ có các Trung tâm thương mại, nhà thờ lên đèn trang trí đón giáng sinh, nhiều khu phố, con hẻm quanh xóm đạo tranh thủ “trang điểm” thêm đèn màu, phủ bạt làm hang đá chuẩn bị đón Noel.

Một trong những xóm đạo lung linh để bạn chụp chẹt cho mùa Noel này đó là xóm đạo trên đường Lê Văn Sỹ thuộc phường 12, quận 3. Ở đây vừa đẹp lại tha hồ chộp tự sướng mà không cần chen lấn xô bồ như mấy chỗ khác

5. Xóm đạo Tân Phú

Một trong những xóm đạo thu hút bạn trẻ đến chụp hình Noel và tham quan đó là Xóm đạo Tân Phú. Đến Tân Phú để thấy được không khí lễ hội Giáng Sinh tràn về. Chỉ còn ít ngày nữa thôi thì đại lễ Giáng Sinh của người theo đạo Kitô giáo sẽ được tưng bừng tổ chức khắp các nhà thờ và khu xóm. 

Đặc biệt, đường phố được trang hoàng đèn đủ màu xanh, đỏ, tím,vàng chớp rực rỡ  khắp con phố, cây thông Noel lung linh và  những hang đá muôn hình vạn trạng.

6. Xóm đạo Gò Vấp

Thật thiếu xót nếu bỏ qua xóm đạo Gò Vấp trong danh sách này. Những năm trở lại đây Xóm đạo Gò Vấp được trang trí khá hoành tráng khiến tee,n Sài Gòn mê mẩn. Các con đường, ngõ hẻm tại đây như Lê Đức Thọ, Thống Nhất, Phạm Văn Chiêu… dù lớn dù nhỏ vẫn được giăng dây đèn óng ánh, đủ các kiểu. Có nơi còn “ chơi sang” sử dụng cả máy tạo tuyết để phục vụ người dân đến xem và chụp ảnh free không thua gì các khu mua sắm sầm uất ở khu trung tâm.

Một số nhà thờ đẹp mà các teen không nên bỏ qua khi muốn đến khu này “pose” hình: nhà thờ Hạnh Thông Tây, Thái Bình, Thạch Đà, Hà Đông, Nữ Vương Hòa Bình, Lam Sơn, Lạng Sơn, Hợp An,…

Nguồn: Tham khảo tổng hợp nhiều nguồn trên internet

 

Tin tức khác